Một hướng tiếp cận mới: Điều trị miễn dịch

Hệ gen học đã thúc đẩy một kiểu điều trị mới hoàn toàn đó là “điều trị miễn dịch – immunotherapy”, tận dụng chính hệ thống miễn dịch của bệnh nhân để tấn công ung thư. Một trong những nhân tố quan trọng của việc hình thành và phát triển ung thư là khả năng lẩn tránh hệ thống miễn dịch của khối u. Thông thường, khi một tế bào nảy sinh đột biến có nguy cơ dẫn tới ung thư và trở thành một tế bào tiền ung thư, hệ thống miễn dịch sẽ nhận biết thấy có điều gì đó không ổn với tế bào này và từ đó sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch tiêu diệt tế bào tiền ung thư này. Rất có thể là các tế bào tiền ung thư này đã xuất hiện trong cơ thể của chúng ta, nhưng hệ thống miễn dịch đủ mạnh để tiêu diệt chúng trước khi chúng phát triển thành bệnh, do đó chúng ta không hề nhận biết được chúng.

Một thủ đoạn mà các tế bào ung thư sử dụng để lẩn tránh hệ thống miễn dịch là tiết ra một vỏ bọc bao bọc chúng và ngăn chặn hệ miễn dịch khởi động quá trình tiêu diệt chúng. Trong một số ung thư, các tế bào ung thư liên tục tiết ra tín hiệu “Không tấn công tôi” tới hệ thống miễn dịch. Một tín hiệu chính là protein PD-L1. Protein PD-L1 nằm trên bề mặt của tế bào ung thư và ngăn các tế bào miễn dịch không tấn công vào tế bào ung thư bằng cách bám vào protein PD-1 trên bề mặt tế bào miễn dịch. Gần đây, người ta nhận ra rằng cơ chế này phổ biến trong các bệnh ung thư nhiều hơn rất nhiều so với những gì người ta đã biết.

Điều trị miễn dịch là một kiểu điều trị mới mà nhắm tới việc vô hiệu hóa sự bám dính giữa PL-D1/PD-1 mà tế bào ung thư lợi dụng để lẩn tránh hệ miễn dịch. Nếu xóa bỏ được tín hiệu giữa PL-D1/PD-1, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động bình thường và loại bỏ tế bào ung thư. Các điều trị miễn dịch hiện tại thường khóa PD-1 (ví dụ như thuốc Nivolumab và Lambrolizumab) khiến cho tế bào ung thư không gửi tín hiệu “ngưng tấn công” tới hệ miễn dịch, do đó, hệ miễn dịch có thể tấn công vào khối u. Điều trị miễn dịch được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác như hóa trị, chiếu xạ và điều trị đích sẽ làm tăng hiệu quả lên nhiều lần.

Để đảm bảo Điều trị miễn dịch có hiệu quả, việc xác định xem PD-L1 có xuất hiện trong khối u và PD-1 có trong các tế bào miễn dịch không là rất quan trọng. Sự có mặt của các protein này có thể được xác định bằng phân tích biểu hiện RNA hoặc bằng kỹ thuật tìm kiếm protein (sử dụng chất nhuộm màu). Nếu phát hiện nhiều RNA được biểu hiện hoặc nồng độ protein PD-L1 cao trong khối u thì ta biết rằng PD-L1 được sinh ra để gửi tín hiệu “ngưng tấn công” tới hệ thống miễn dịch. Những khối u đó hoàn toàn có thể được điều trị bằng Điều trị miễn dịch. Các kháng thể Anti-PD-1 đang được dùng phổ biến để điều trị rất nhiều loại khác nhau của ung thư như u ác tính, ung thư thận và ung thư phổi.

Một chiến lược điều trị miễn dịch khác mà làm gia tăng phản ứng miễn dịch có liên quan tới CTLA-4, một protein nằm trên bề mặt của một số tế bào miễn dịch và protein này ức chế khả năng tấn công chống lại tế bào ung thư. Các kháng thể mà vô hiệu hóa CTLA-4 (ví dụ như ipilimumab) có thể kích hoạt liên tục hệ thống miễn dịch và đã được chúng minh là có hiệu quả với một số loại ung thư, ví dụ như melanoma.

(Dịch từ sách “Genomics & Personalized Medicine: What everyone Needs to Know, Michael Snyder)

LOBI Vietnam là công ty tiên phong trong lĩnh vực Đọc trình tự gen thế hệ mới NGS (Next Generation Sequencing) và Phân tích Tin sinh học. Liên hệ hotline/Zalo 092.510.8899 để biết thêm chi tiết.

ĐỌC THÊM:  Dữ liệu Rna-seq: Thách thức và những gợi ý cho thiết kế thí nghiệm và phân tích
ĐỌC THÊM:  Tìm hiểu về orthologs, paralogs và di truyền học tiến hóa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *