Nghiên cứu, giảng dạy sinh học ở Việt Nam: Khi đa dạng sinh học báo động suy thoái

Nghiên cứu thực trạng giảng dạy sinh học tại các viện nghiên cứu, trường ĐH, CĐ, phổ thông để đề xuất giải pháp mới nâng cao chất lượng nghiên cứu và giảng dạy là nội dung hội thảo ngày 12-12, tại Hà Nội do ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức.

Nhiều nhà khoa học đến từ nhiều Bộ, ngành, viện nghiên cứu, các trường ĐH, CĐ và phổ thông đều cho rằng nghiên cứu và giáo dục về sinh học, đa dạng sinh học có ý nghĩa ngày càng lớn, không chỉ theo nghĩa bảo tồn tài nguyên, mà còn để ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Về chương trình đào tạo, ông Trương Quang Học (Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐH Quốc gia Hà Nội) đề xuất cần nhanh chóng xây dựng một số trường đại học trọng điểm theo mô hình đại học định hướng nghiên cứu; khẩn trương xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, các trung tâm nghiên cứu xuất sắc; tăng cường thời lượng thực tập, cho thâm nhập thực tế; từng bước hiện đại hóa chương trình đào tạo cả về cấu trúc, nội dung và tổ chức thực hiện.

Theo ông Trương Quang Học, hiện nay đa dạng sinh học đang bị suy thoái một cách báo động trên phạm vi toàn cầu và được xem là một trong hai vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, thách thức lớn nhất cho sự phát triển bền vững của nhân loại trong thế kỷ 21. Giảng viên và học viên đều cần hiểu biết về đa dạng sinh học và trách nhiệm bảo tồn phát triển.

Đất nước ta có truyền thống sản xuất nông nghiệp, minh chứng cho điều đó là đến nay chúng ta đã trở thành đất nước đứng thứ nhất, nhì thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, tiêu và điều… Nhưng hiện nay hơn ¾ đất đai nước ta là rừng núi. Ở đó theo nghiên cứu có khoảng 14.600 loài thực vật, 275 loài thú có vú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng thể, 2.400 loài cá, 5.000 loài sâu bọ. Việt Nam đã giữ gìn và bảo tồn một số vườn quốc gia đa dạng sinh học quý hiếm như Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn (khu vực núi Phanxipăng, Lào Cai), Vườn quốc gia Cát Bà (Quảng Ninh), Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), Vườn quốc gia Pùmát (Quảng Bình), Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai)…

Ông Trương Quang Học kiến nghị: Các chương trình đào tạo cần gắn chặt hơn với thực tiễn phát triển của đất nước theo phương châm “suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương”. Có thể thêm vào môn học như “Sinh học và thực tiễn phát triển của Việt Nam” để sinh viên có thể thấy được nhu cầu thực tiễn hiện nay đối với sinh học về mặt cơ bản cũng như ứng dụng; lồng ghép các vấn đề thực tiễn hoặc tăng cường liên hệ, phân tích thực tiễn…

Về hướng nghiên cứu khoa học, giảng dạy sinh học ở Việt Nam trong thời gian tới, PGS.TS Lê Huy Hàm – Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp học Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Chương trình công nghệ sinh học quốc gia, cho biết: Hướng nghiên cứu lớn trong thời gian tới sẽ là nghiên cứu ứng phó biến đổi khí hậu, trong nghiên cứu ứng phó biến đổi khí hậu có nghiên cứu giảm phát thải khí nhà kính, tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới, phát thải khí nhà kính nhỏ hơn, tạo những giống cây trồng, kháng với đa yếu tố như: hạn, mặn, nóng, lạnh và các loại sâu bệnh phát sinh. Tiếp theo là nghiên cứu nhiên liệu sinh học. Trong thời gian tới, các nghiên cứu ở Việt Nam sẽ tập trung lớn hơn vào hướng y tế…

Phương Anh, Bộ Tài nguyên và Môi trường

{fcomment}

LOBI Vietnam là công ty tiên phong trong lĩnh vực Đọc trình tự gen thế hệ mới NGS (Next Generation Sequencing) và Phân tích Tin sinh học. Liên hệ hotline/Zalo 092.510.8899 để biết thêm chi tiết.

ĐỌC THÊM:  Tổng quan về Tin sinh học
ĐỌC THÊM:  Cải thiện khả năng dự đoán gen trên hệ gen chuột bằng cách kết hợp EST với thông tin trình tự RNA

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *